Giới thiệu

Trước khi bắt đầu, thì mình cũng xin nói trước là mình biết nếu bạn là “dân chơi” dám thử cài Arch Linux thì hẳn bạn không phải “tay mơ” rồi, và bạn có thể tự cài mà không cần hướng dẫn của mình. Bài viết của mình chủ yếu mang mục đích là chia sẻ kinh nghiệm cài Arch của mình thôi, chứ không mang tính hướng dẫn hay giúp đỡ gỡ rối gì. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy comment bên dưới bài viết, mình sẽ xem và hỗ trợ bạn nếu có thể. Còn nếu bạn là người mới hoặc có ý định bước vào thế giới Linux, mình khuyên bạn nên thử dùng các phiên bản dành cho người mới trước như Ubuntu hay nếu bạn nguốn trải nghiệm sơ bộ Arch thì Manjaro cũng là một lựa chọn không tồi (base on Arch và đứng top bảng xếp hạng nhiều lần mà) trước khi bắt đầu thử Arch. Sau đây là các bước tiến hành:

Tạo bộ cài

Ở đây mình hướng dẫn tạo bộ cài qua USB, nếu bạn dùng đĩa thì có thể tự tìm hiểu và làm.

Đầu tiên các bạn tải file cài đặt mới nhất tại trang chủ của Arch Linux: https://www.archlinux.org/download/

Nếu bạn dùng Windows thì sử dụng Rufus để tạo bộ cài (các bạn chọn chế độ boot BIOS mặc định là được, bộ cài sẽ nhận cả 2 chuẩn BIOS lẫn UEFI luôn, còn nếu chọn UEFI thôi thì có khi lại không được :v). Nếu bạn dùng Linux thì có thể dùng lệnh: dd if=<đường dẫn đến file .iso> of=/dev/sdX bs=1MB (với sdX là ổ USB) hoặc dùng GUI tools như Disks (gnome-disks) -> Restore Disk Image…

Thiết lập mạng

Sau khi boot vào Live boot, bạn khởi động các service sau: systemctl start dhcpcd. Nếu bạn dùng mạng dây thì như vậy là được, nhưng nếu bạn dùng wifi như laptop chẳng hạn, thì chạy thêm các lệnh sau:

1
2
3
systemctl start iwd
iwctl
device list

Lúc này sẽ hiện ra tên các thiết bị wifi của bạn, giả sử là wlan0, nếu không phải thì thay wlan0 ở các lệnh sau bằng tên thích hợp của máy bạn:

1
2
station wlan0 scan
station wlan0 get-networks

Lúc này sẽ hiện ra tên các điểm truy cập wifi, giả sử như là SSID, kết nối bằng lệnh sau:

1
station wlan0 connect SSID

Lúc này sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu wifi (nếu có). Sau đó bạn có thể tiếp tục các bước tiếp theo: Thử kết nối với internet bằng lệnh: ping google.com -c2

Cập nhật ngày giờ hệ thống

timedatectl set-ntp true

Phân vùng ổ đĩa

Ở đây mình dùng lệnh fdisk, bạn có thể dùng lệnh khác.
Lưu ý: Arch Linux khuyến khích phân vùng EFI từ 260-512MiB; phân vùng SWAP từ 512MiB. SWAP là cần thiết, tuy nhiên sau khi cài mình sẽ dùng swap file nên không tạo phân vùng này.

1
2
fdisk -l
fdisk /dev/sda</code

(Bạn gõ m sau đó xem trong hướng dẫn thêm nhé!)

Định dạng các phân vùng

1
2
mkfs.fat -F32 /dev/sda1
mkfs.ext4 /dev/sda2

Mount các phân vùng

Lưu ý: Arch Linux khuyến khích mount phân vùng EFI vào mount point /efi thay vì /boot/efi như nhiều hệ điều hành khác hiện tại (chẳng hạn Ubuntu).

1
2
3
mount /dev/sda2 /mnt
mkdir /mnt/efi
mount /dev/sda1 /mnt/efi

Tiến hành cài đặt

Hihi, sau nhiều bước “khởi động” thì cuối cùng cũng đến bước tiến hành cài đặt.

Đầu tiên chúng ta nên thiết lập mirror servers để có tốc độ mạng hiệu quả. Vì chúng ta ở Việt Nam nên dùng mirror của archlinuxvn là hiệu quả. Thực hiện các lệnh sau: nano /etc/pacman.d/mirrorlist. Thêm dòng sau vào trước dòng đầu tiên: Server = http://f.archlinuxvn.org/archlinux/$repo/os/$arch

Sau đó lưu (Ctrl+O, Enter) và thoát (Ctrl+X)

Cài các gói cần thiết bằng lệnh sau: pacstrap /mnt base linux linux-firmware

Thiết lập hệ thống

Sau đây là các tinh chỉnh để hệ thống hoạt động.

Tạo file fstab

Để mount các phân vùng khi khởi động: genfstab -U /mnt >> /mnt/etc/fstab (có thể thay -U bằng -L, nghĩa là thay vì định nghĩa bằng UUID thì định nghĩa bằng label của phân vùng)

Change root vào hệ thống mới

arch-chroot /mnt

Thiết lập time zone

Chúng ta ở Việt Nam sẽ chọn thành phố Hồ Chí Minh: ln -sf /usr/share/zoneinfo/Asia/Ho_Chi_Minh /etc/localtime. Đồng bộ giờ: hwclock --systohc

Định dạng vùng

Đầu tiên nên cài đặt vim để có thể chỉnh sửa file văn bản: pacman -S vim. Sau đó sửa file sau: vim /etc/locale.gen Uncomment dòng en_us.UTF-8 UTF-8 (và dòng vi_VN UTF-8 nếu thích :v) (bạn nhấn phím i để vào chế độ insert mới sửa được), lưu lại và thoát (Esc, sau đó gõ :wq sau đó chạy lệnh: locale-gen. Tiếp tục sửa một file khác: vim /etc/locale.conf. Thêm vào đây dòng sau LANG=en_US.UTF-8

Thiết lập tên máy tính trong mạng

Sửa file /etc/hostname, myhostname vào đó (với myhostname là tên bạn muốn đặt cho máy tính của bạn). Tương tự, sửa file /etc/hosts với các thông số như sau:

1
2
3
127.0.0.1   localhost
::1         localhost
127.0.1.1   myhostname.localdomain  myhostname

Khởi tạo Initramfs

(thông thường bước này không cần thiết)

mkinitcpio -P

Đặt mật khẩu cho root

Gõ: passwd. Sau đó điền mật khẩu 2 lần.

Cài đặt microcode (tùy chọn)

Tùy vào bạn sử dụng CPU Intel hay AMD mà cài gói cho phù hợp. pacman -S amd-ucode (nếu bạn dùng AMD) hoặc pacman -S intel-ucode (nếu bạn dùng Intel)

Cài đặt boot loader

Ở đây mình dùng grub (khá phổ biến, nhiều tùy chọn, tùy chỉnh), và gói efibootmgr (mình đang cài trong chế độ UEFI mà :D):

1
2
pacman -S grub efibootmgr
grub-install --target=x86_64-efi --efi-directory=/efi --bootloader-id=Archlinux

Nếu bạn mount phân vùng EFI giống mình thì làm như trên, không thì đổi /efi thành mount point EFI của bạn. “Archlinux” trong lệnh trên có thể đổi thành cái khác nếu bạn thích, nó sẽ hiển thị trong Boot Options trong BIOS của bạn (nếu bạn không lock Boot Order, máy ThinkPad của mình có chức năng này).

Cập nhật GRUB: grub-mkconfig -o /boot/grub/grub.cfg

Vậy là bạn đã hoàn thành cài Arch Linux lên máy rồi đấy, giờ thì có thể reboot ngay để trải nghiệm thôi:

1
2
umount -R /mnt
reboot

Tuy nhiên mình khuyên bạn nên làm theo các bước “hậu cài đặt” trước khi reboot để có trải nghiệm tốt nhất, vì bạn chỉ mới có các gói cơ bản trên máy thôi, nên chưa thể dùng như Desktop được đâu. Mình sẽ viết bài cho điều này sớm nhất. Hẹn gặp lại các bạn.

Tham khảo tại nguồn: https://wiki.archlinux.org/index.php/Installation_guide

Chúc các bạn thành công! Nếu có gặp khó khăn gì, bạn có thể comment bên dưới, mình sẽ cố gắng giúp đỡ.